Sau vài ngày "sấp mặt" với giấy tờ, màn hình và bàn phím, chiều nay (13/6/2019), chỉ một ly sinh tố bơ xay đá thôi cũng đủ khiến tôi muốn trở lại ngay với nơi ấy - nơi mà một tối mưa hè không khí cũng mát rượi, mượt mà và ngon nghẻ như ly sinh tố bơ này.
Buôn Ma Thuột - Buôn của A Ma Thuột, tiếng Ê đê có nghĩa là buôn của ba một người tên Thuột. Chỉ cần nghe qua cái tên cũng đủ hiểu ai là những người đầu tiên đặt nền móng tại đây và thổi hồn cho thành phố này. Có lẽ vì thế mà mặc dù người Kinh đã chiếm phần lớn số dân thì vẻ chân chất, nguyên sơ vẫn còn rất rõ rệt: thức ăn ít chất điều vị, người dân nói chuyện rất hồ hởi không dấu diếm, ly sinh tố giá siêu rẻ 15 nghìn không phân biệt đâu là khách vãng lai, một người xay nước mía luống cuống khi phải phục vụ tới hơn 40 khách bị hỏng xe giữa đường, chỉ biết cười đáp lại khi mọi người góp ý về đôi bàn tay đen đúa... Sao mà dễ thương và hồn nhiêu đến vậy!
Buổi sáng hôm ấy, tại sân bay Buôn Mê Thuột, chúng tôi, ba miền Bắc Trung Nam gặp nhau sau một năm làm việc miệt mài. Những giọng nói và khuôn mặt thân quen vẫn hay liên lạc qua điện thoại, email và các apps chat, giờ lại được bắt tay, ôm chầm lấy nhau và tíu ta tíu tít bao câu chuyện không hồi kết.
Trên xe, qua lời kể của anh hướng dẫn viên, chúng tôi nghe về các phong tục của người đồng bào thiểu số nơi đây, và nền văn hóa pha trộn của hơn 47 dân tộc anh em. Nơi đầu tiên đoàn đến là chùa Sắc Tứ Khải Đoan. Đây là ngôi chùa lớn nhất Buôn Ma Thuột, tụ hội nhiều kiến trúc kết hợp của người Kinh và người bản. Chùa được xây dựng bởi Đoan Huy hoàng thái hậu, mẹ của vua Bảo Đại. Cả đoàn đã có được tấm ảnh đầu tiên trong chuyến đi này.
Lại được lên xe, và như trẻ vỡ lòng tròn xoe mắt để học thuộc một vài từ của người bản: "cư" là núi, "ea" là nước, "krong" là sông, "ama" là bố,..., bài học này khiến chúng tôi càng háo hức hơn khi sắp được thăm bảo tàng thành phố, nơi lưu giữ dòng chảy văn hóa và lịch sử của khu vực.
Trước mắt là một tòa nhà có kiến trúc kết hợp theo kiểu nhà truyền thống của 2 dân tộc có số dân đông nhất ở nơi đây: nhà dài, nơi ở của người Ê đê và nhà rông, nơi sinh hoạt cộng đồng của người Bana. Trong bảo tàng, chúng tôi được sơ lược về các đặc điểm địa lý của khu vực. Trên bản đồ toàn là một màu xanh lá cây, hèn gì mà không khí trong lành đến vậy. Chúng tôi được xem qua các hiện vật từ thời đồ đá, đồ đá mới, đến thời kỳ đồ đồng,... rồi thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Thật sự tự hào khi được đặt chân đến mảnh đất này, nơi tổ tiên chúng ta, người Việt Cổ đã sinh sống. Chiếc Trống Đồng Ngọc Lũ, ngày xưa quay tít mù cùng với bài nhạc hiệu của chương trình thời sự trên tivi, giờ đây tôi được nhìn thấy "bằng xương bằng thịt", đã phủ màu thời gian; các công cụ làm việc thô sơ bằng đá, bằng đồng, rồi bằng sành sứ... Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, trước âm mưu chia rẽ, trước những đòn roi và vũ khí hiện đại của giặc ngoại xâm, người dân địa phương đã mưu trí và kiên cường đến nhường nào.
Âm nhạc có lẽ là nguồn tiếp sức lớn lao cho mọi dân tộc, vì thế mà dù cho khốn khó, con người vẫn sáng tạo nên những nhạc cụ rất đặc biệt. Trong bảo tàng là 2 cây đàn đặc biệt của người Xê Đăng, Banar, Srá: đàn T'rưng và đàn Klông Put, chỉ từ các ống nứa với độ dài ngắn khác nhau, con người đã tạo ra được những âm thanh trầm bổng. Cồng và chiêng cũng là hai loại nhạc cụ không thể thiếu trong các lễ hội của buôn làng.
Hay nhất là trong chuyến đi lần này, phái nữ chúng tôi như được đặt cách ưu tiên hơn cả, bởi tất cả hơn 46 đồng bào thiểu số trong vùng đều theo chế độ mẫu hệ. Chúng tôi rất vui khi được ngồi trên chiếc ghế Kpan dài nhất Tây Nguyên, và các đồng nghiệp nam phải đứng phía sau. Chiếc ghế được đục đẽo từ một thanh gỗ duy nhất, độ dài của chiếc ghế cùng với số lượng cồng chiêng và số lượng ché rượu cần, thể hiện cho sự giàu có của gia chủ.
Giải giao lưu Tennis
Buổi chiều, khi nam thanh niên đang đẫm mồ hôi với "giải tennis mở rộng" thì sự tò mò đưa chúng tôi đến thăm Nhà đày Buôn Ma Thuột. Ở thời bình, nơi này không khác gì một khu nghỉ dưỡng yên bình, không khí trầm mặc, thanh vắng, nhiều cây hoa, cây ăn trái và các cây cổ thụ, phía dưới trải một lớp cỏ dày đều xanh mướt. Thế nhưng không ai ngờ, nơi đây lưu giữ một ký ức hãi hùng thời chiến. Cùng với nhà lao Phú Quốc, Côn Đảo, nhà đày Buôn Ma Thuột cũng là một nơi có địa hình trắc trở, bốn bề là núi rừng trùng điệp, nhiều thú dữ, khí hậu khắc nghiệt khiến nhiều bệnh dịch dễ phát sinh (thổ tả, sốt rét, kiết lỵ...), nhà đày Buôn Ma Thuột do thực dân Pháp thiết lập trong thời kỳ 1930 - 1931 để đày biệt xứ và giam giữ những người yêu nước, những đảng viên cộng sản bị bắt, bị xử án nặng ở các tỉnh Trung Kỳ, những người đi đầu trong các cuộc đấu tranh phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Người tù bị sử dụng làm nô lệ cho những công trình xây dựng nhà tù và đường xá. Bốn người tù bị cai quản bởi một cai ngục, nhiều người đã vĩnh viễn hy sinh dưới bàn tay đẫm máu của thực dân man rợ, vậy mà bằng ý chí quật cường và sự mưu trí, những người yêu nước vẫn tìm mọi cách để thuần phục được quản ngục, chiếm được nhà tù và giương cao ngọn cờ độc lập. Ngọn cờ đầu tiên ấy, màu đỏ được làm từ những mảnh nhỏ cắt ra từ lá cờ của thực dân, và ngôi sao vàng là những bông hoa kết thành. Chúng tôi đã hát vang bài Quốc ca hùng tráng trong nhà ngục tối om mà lòng run lên vì xúc động.
Ngày thứ hai, sau bữa sáng sang chảnh và no nê, chúng tôi hướng về phía nam, thăm Bảo Tàng Thế Giới Cà phê, sau đó đến thưởng thức cà phê tại Làng Cà phê Trung Nguyên, thương hiệu rất nổi tiếng tại Việt Nam bây giờ. Các tín đồ cà phê của xoc dia doi thuong
hôm nay đã được nhìn thấy lá của các loại cà phê (chè, vối và mít), ngắm hoa cà phê trắng thơm nồng, và thử luôn hạt cà phê non trên cây ngọt mát. Chúng tôi được kể cho nghe câu chuyện về những con dê mất ngủ ở Ethiopia và những cha xứ làm phép để cây cà phê từ chỗ được cho là thức uống của quỷ Satan trở thành một thức uống quý tộc. Và giờ đây thì, Việt Nam đang là nước xuất khẩu chủng cà phê Robusta (cà phê vối) lớn nhất thế giới.
Phong cảnh hữu tình thủy, thạch, cây cỏ ở Làng cà phê Trung Nguyên cho phép đoàn thanh niên trai đẹp gái xinh của xoc dia doi thuong
tha hồ check-in và nhâm nhi một ly cà phê thơm lừng.
Cũng trong buổi sáng hôm ấy, chiếc xe lại hướng về ngoại ô phía nam thành phố cách đó không bao xa để vào thăm Buôn Cô Thôn (Buôn Ako Dhông). Đây là buôn làng giàu có nhất tỉnh Đắk Lắk. Phía trước ngôi nhà xây theo kiến trúc hiện đại tiện nghi, người bản vẫn cất một ngôi nhà dài rất hoành tráng 100% từ gỗ quý để đón khách, ngôi nhà gỗ có giá trị lên đến vài tỉ đồng. Ngày xưa, để lên nhà sàn của người Ê là 2 chiếc cầu thang: cầu thang cái dành riêng cho phụ nữ và khách, được trang trí phía trên hình hai bầu ngực phụ nữ, thể hiện sự kính trọng phụ nữ trong chế độ mẫu hệ và một vành trăng khuyết, tượng trưng cho sự thịnh vượng, tiếp tục phát triển vươn lên của gia đình; và một cầu thang đực dành cho nam giới trong gia đình. Hai cầu thang này được đục đẽo từ hai thân cây rất đơn sơ. Khi đi lên và đi xuống buộc người ta phải quay mặt về phía ngôi nhà và cúi người, như một lời chào kính trọng với gia chủ. Ngày nay, hai cầu thang này được thay bằng một chiếc thang dài nhiều bậc bình thường. Đây là do ảnh hưởng nét văn hóa của người Kinh. Đám thanh niên trai tráng xoc dia doi thuong
không biết đang nơm nớp lo sợ bị các cô sơn nữ bắt về hay thú vị về tục lệ nơi đây mà cứ khúc khích cười mãi suốt cả buổi sáng.
Buổi chiều, chúng tôi đến một địa điểm khá nổi tiếng cách thành phố 30km, đã đi vào âm nhạc bấy lâu với chú voi con nổi tiếng: Buôn Đôn. Ở đây là nơi giao thoa văn hóa rõ rệt nhất, người dân có thể nói nhiều thứ tiếng: tiếng Ê đê, tiếng Ba Na, tiếng Lào và tiếng Kinh. Trong buôn có một người đàn ông rất nổi tiếng, ông Ama Kong, có ngôi nhà sàn 130 tuổi, kiến trúc nhà rất độc đáo được làm 100% từ gỗ cà chít (kể cả mái nhà và đinh). Loại gỗ này trời nắng thì co lại tạo khe hở để ánh nắng lọt vào, mùa mưa lại nở ra, cộng với kiến trúc mái nhà kiểu chùa tháp của người Lào - Thái khiến nhà không bị dột ướt.
Chúng tôi cũng rất ngạc nhiên và thú vị khi được biết về phong tục chôn cất, ma chay của người bản, đi thăm nhà mồ của các Vua Săn Voi Khun Ju Nốp mà không hề có cảm giác run sợ vì theo quan niệm của người Mơ nông, sau khi làm lễ bỏ mả thì người chết đã tự động đầu thai kiếp khác.
Tối hôm đó đối với tôi có lẽ là đêm ấn tượng nhất của chuyến đi. Sau khi thưởng thức món cơm lam được làm từ gạo nếp nướng trong ống nứa, cùng với gà tộc nướng, các loại rau rừng, chúng tôi vắt vẻo trên chiếc cầy treo bắt qua dòng sông chảy ngược Serepok. Phía dưới cầu là dòng nước chảy xiết với đầy đá lởm chởm, phía trên là rất nhiều cây cổ thụ đa rễ và dây leo. Cảm giác rợn ngợp và tự do khôn tưởng. Bên kia cầu là ốc đảo nhỏ xinh. Trên ốc đảo có nhiều xích đu và bập bênh. Chúng tôi lại lần nữa như trẻ nhỏ tha hồ vui chơi, cười đùa.
Buổi đốt lửa trại và giao lưu cồng chiêng cùng đồng bào thiểu số khiến dòng máu con người Việt trong tôi như hừng hực cháy. Chúng tôi đã cháy hết mình với rượu cần, trong tiếng cồng chiêng âm vang, bên ngọn lửa bập bùng, vũ điệu rất thần thái của các cô thôn nữ cùng với không khí nồng nhiệt, vui vẻ, sống động, sáng tạo. Thật phấn khởi và ấm áp.
Tối đó, tôi đã có một đêm ngon giấc sau một ngày cháy hết năng lượng. Sớm mai thức dậy, thấy thành phố vẫn đó, yên ả. Hừng đông đã chạy từng vệt dài phía trên đường viền cây lá ở phía chân trời. Cảm giác yên bình ấy, tôi muốn mãi được níu giữ.
Ngày thứ ba, dọc quốc lộ 27 hướng về phía Tây Bắc của thành phố, chúng tôi đến thăm Hồ Lắk. Đây là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Đăk Lắk và lớn thứ 2 Việt Nam (sau hồ Ba Bể). Tại đây chúng tôi được thăm biệt điện Bảo Đại. Biệt điện của Vua Bảo Đại không còn là một kiến trúc cực kỳ lý tưởng trong hiện tại nhưng về địa điểm thì miễn bàn. Cuốc bộ một cây số lên con dốc 15 độ quả không bõ công. Trên đỉnh ngọn đồi là nơi có thể nhìn bao quát cả hồ và những ngôi nhà lúp xúp của thị trấn Liên Sơn phía dưới.
Sau đó, chúng tôi chia làm 2 đoàn để thử cưỡi voi và đi thuyền độc mộc. Những chú voi có con to, con nhỏ, có con còn trẻ, có con làn da đã sần sùi nhăn nheo, thế nhưng trông những cái chân to bự và ánh mắt hiền từ vẫn đáng yêu hết thảy. Người quản tượng là người Mơ-nông, đưa chúng tôi đi một đoạn đường dài khoảng 1km, trên lưng voi vắt vẻo.
Buổi chiều, chúng tôi được thăm thắng cảnh hùng vĩ của tỉnh là - thác Đray Nur. Thác Đray Nur là thác trung nguồn nằm trong hệ thống 3 thác: Gia Long - Đray Nur - Đray Sáp của sông Serepôk, tỉnh Đắk Nông. Đray Nur nghĩa là thác cái. Vì thế thác còn có tên thông tục là thác Vợ, thác này cũng được gọi Đray Nur thượng hay thác Thác Gia Long phần Đray Nur hạ nằm ở tỉnh Đắk Nông. Đray Nur nằm ngay cạnh Thác Đray Sáp thuộc tỉnh Đăk Nông và chỉ cách Đray Sáp một đoạn cầu.
" Ai yêu tự do yêu rừng xanh thì lên núi nghe đàn Chapi..."
Về vùng đất đỏ bazan mưa bùn nắng bụi này, thời gian như ngưng đọng lại, không cần nữa tiền bạc vật chất, cũng không cần nhà lầu, xe xịn, chỉ cần cồng chiêng, chỉ cần một chiếc ghế Kpan thiệt dài, chỉ cần thiệt nhiều ché rượu cần, tự do, tự tại... Tôi đã nghĩ có lẽ mình sẽ không trở về được thực tại nếu cứ ở mãi nơi chốn núi rừng này. Trên xe, chúng tôi được gắn cho những biệt hiệu siêu hài và đáng nhớ. Anh hướng dẫn viên dí dỏm khiến cả xe cười vỡ bụng.
Tôi đã nghe ai đó nói rằng: Đồng nghiệp không thể nào là bạn với nhau được, vì luôn có những mâu thuẫn trong công việc. Đúng như vậy, đồng nghiệp không thể là bạn, họ là gia đình của nhau, là những thành viên gắn kết không thể tách rời.
Đêm Gala tối hôm đó kết lại một chuyến đi với vô vàn trải nghiệm và những kiến thức mới mẻ mà tôi không thể kể hết ở bài viết này.
Khen thưởng nhân viên 10 năm và 15 năm công tác Khen thưởng nhân viên 5 năm Trao giải giao lưu tennis
Đã bao năm kể từ ngày tôi làm việc ở đây, những thành viên của gia đình xoc dia doi thuong
chúng tôi có thể bớt nhắng nhít hơn do độ tuổi, nhưng gia đình chúng tôi vẫn luôn được bao bọc bởi người cha ấy: tận tụy, nghiêm khắc, chuẩn mực và ấm áp, vẫn luôn được chăm sóc bởi đôi tay của (những) người mẹ ấy: gọn gàng, ngăn nắp, chỉn chu...
Mùa hè là lúc để những đứa con chúng tôi trở về, sum họp bên nhau trong căn nhà ấm áp này, để có thêm sức mạnh tiếp tục viết nên những thành tựu mới tốt đẹp hơn trong thời gian sắp tới như khẩu hiệu của chuyến đi "LÀM NHIỆT TÌNH, CHƠI HẾT MÌNH".
Hẹn gặp lại tất cả anh chị em trong những kỳ nghỉ sắp tới.
Người viết bài:
Lê Vũ Hoành Oanh
Trợ lý kinh doanh - chi nhánh xoc dia doi thuong
Đà Nẵng